Các Mức Độ Chống Chịu Của Găng Tay Chịu Nhiệt Và Cách Lựa Chọn Phù Hợp

Mức độ chống chịu của găng tay chịu nhiệt khá đa dạng từ 200, 300, 500 thậm chí 1000 độ C. Từng mức độ chịu nhiệt đều phù hợp với nhu cầu, ngành nghề khác nhau. Ngoài ra dựa vào chất liệu và tính chất sử dụng mà có thể chọn cho mình một đôi găng tay bảo hộ phù hợp. 

1. Các Mức Độ Chống Chịu Của Găng Tay Chịu Nhiệt 

Găng tay chịu nhiệt bảo vệ đôi tay người lao động tránh khỏi tổn thương từ môi trường làm việc có nhiệt độ cao. Hiện nay có nhiều mức độ chống chịu nhiệt của găng tay bảo hộ lao động. Ví dụ găng tay chịu nhiệt 1000 độ, 300 độ, 500 độ, 700 độ…..  

Mức độ chống chịu găng tay chịu nhiệt sẽ dựa vào tiêu chuẩn Châu  u EN407 quy định. Nội dung bao gồm các quy định và phương pháp thử nghiệm để xem khả năng chịu nhiệt của găng tay bảo hộ. Hiện tại thì tiêu chuẩn EN407 đánh giá hiệu suất sử dụng găng tay ở các điều kiện khác nhau dựa trên 6 tiêu chí:

- Khả năng tiếp xúc nhiệt độ cao.

- Khả năng chống cháy (tiếp xúc với lửa ngắn hạn).

- Khả năng chịu nhiệt đối lưu.

- Khả năng chịu nhiệt bức xạ.

- Khả năng chống kim loại văng bắn (nhỏ).

- Khả năng chống kim loại lớn nóng chảy.

1.1. Khả năng chống cháy (tiếp xúc với lửa ngắn hạn)

Tiêu chí này giúp đánh giá khả năng chịu đựng của găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa. Thử nghiệm sử dụng thời gian đánh lửa và thời gian vật liệu phát sáng để đo lường. Găng tay được cho vào buồng test để tiếp xúc ngọn lửa trong 3 giây. Sau đó là một bài kiểm tra tương tự nhưng thời gian được tăng lên thành 15 giây. 

Mục đích của bài kiểm tra là quan sát hoạt động của găng tay trong thời gian ở buồng test. Cột mốc thời gian đánh lửa và thời gian vật liệu phát sáng đều được ghi lại, đồng thời cũng kiểm tra xem găng tay có hỏng hoặc lộ đường nối nào không. 

1.2. Khả năng tiếp xúc nhiệt độ cao

Găng tay Castong chịu mức nhiệt 1000°C

Găng tay Castong chịu mức nhiệt 1000°C

Găng tay có khả năng tiếp xúc với đa dạng mức nhiệt từ găng tay chịu nhiệt 100, 300, 500 đến găng tay chịu nhiệt 700°C, thậm chí 1000 độ cũng có. Bài thử nghiệm khả năng tiếp xúc nhiệt độ cao được thực hiện như sau:

Đầu tiên đặt găng tay vào 4 đĩa được gia nhiệt từ 100°C đến 500°C. 

Bắt đầu đo phần nhiệt độ mặt trong găng tay khi đã tiếp xúc nhiệt độ cao. 

Kết quả găng tay chịu nhiệt đạt chuẩn an toàn là khi chịu được nhiệt độ tăng tối đa 10°C trong tối thiểu 15 giây. Hiện tại tiêu chuẩn EN407 sẽ có các mức chịu nhiệt tiếp xúc của găng tay trong 15 giây như sau:

- Mức 1: 100°C (Các găng tay chịu nhiệt độ thấp dưới 100 độ).

- Mức 2: 250°C (Găng tay chịu nhiệt độ trung bình từ 100 - 250 độ).

- Mức 3: 350°C (Găng tay chịu nhiệt từ 250 độ đến 350 độ).

- Mức 4: 500°C (Găng tay chịu nhiệt từ 350 độ đến 500 độ)

- Mức 5: >500°C (găng tay chịu nhiệt 600°C, găng tay chịu nhiệt 700°C….). 

1.3. Khả năng chịu nhiệt đối lưu 

Trong buồng test sẽ đặt mẫu mu bàn tay với lòng bàn tay tiếp xúc với nguồn nhiệt đối lưu. Mục tiêu bài kiểm tra là xác định thời gian cần thiết tăng nhiệt độ bên trong găng tay lên đến 24°C.

1.4. Khả năng chịu nhiệt bức xạ

Mục tiêu bài kiểm tra này là xác định thời gian trung bình cần thiết để đo nhiệt độ bên trong tăng lên 24°C sau khi tiếp xúc nguồn nhiệt bức xạ. Thời gian trung bình cho độ thấm nhiệt 2.5kW / m2.

1.5. Khả năng chống kim loại văng bắn (nhỏ)

Trong buồng test cho 2 mẫu lòng bàn tay với 2 mu bàn tay tiếp xúc các giọt kim loại nóng chảy nhỏ. Sau đó kiểm tra hiệu suất bảo vệ dựa vào số lần nhỏ giọt cần để tăng nhiệt thêm 40°C. 

1.6. Khả năng chống kim loại lớn nóng chảy

Đối với thử nghiệm này thì sẽ có 1 màng PVC gắn vào phía sau vật liệu găng tay. Sau đó phần sắt nóng chảy sẽ được đổ vào vật liệu găng tay. Giờ thì sử dụng phép đo để xác định xem số lượng sắt cần thiết để làm hỏng màng PVC. 

2. Cách Lựa Chọn Găng Tay Chịu Nhiệt Phù Hợp Tùy Theo Nhu Cầu Sử Dụng

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại găng tay chịu nhiệt khác nhau như găng tay hàn điện, găng tay vải chịu nhiệt, găng tay chịu nhiệt dài…. Vậy thì bản thân người sử dụng phải lựa chọn bao tay chịu nhiệt như thế nào?

2.1. Đo nhiệt độ môi trường và vật sẽ tiếp xúc trong quá trình làm việc

Thị trường hiện nay có rất nhiều dòng găng tay cách nhiệt với mức chịu nhiệt khác nhau. Bên cạnh đó nhiệt độ từng môi trường cụ thể cũng chênh lệch so với lý thuyết. Chính vì vậy trước khi lựa chọn dùng găng tay chịu nhiệt nào thì cần phải dựa vào nhiệt độ môi trường và vật liệu tiếp xúc.

Cách đo chuẩn xác nhất hiện nay chính là sử dụng nhiệt kế hồng ngoại. Việc đo đúng nhiệt độ môi trường làm việc, vật tiếp xúc rất quan trọng. Bởi vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến lựa chọn loại găng tay cách nhiệt phù hợp bảo đảm an toàn sử dụng. 

2.2. Mức độ chịu nhiệt của găng tay bảo hộ phù hợp nhu cầu công việc

Găng tay da chịu nhiệt hãng Ansell

Găng tay da chịu nhiệt hãng Ansell 

Sau khi đã đo được chính xác nhiệt độ môi trường và vật sẽ tiếp xúc trong lúc làm việc hãy thử nghiệm găng tay bảo hộ ở nhiều mức nhiệt khác nhau. Lưu ý bạn cần thử từng mức nhiệt độ ở nơi làm việc cho đến khi nào đạt mức cao nhất mới dừng lại. Mục đích là để kiểm tra thực tế găng tay sẽ thay đổi như thế nào trong quá trình làm việc. 

Hiện tại đã có một thử nghiệm tiêu chuẩn gọi là CHAR (ASTM F1060) cho thấy nhiệt độ tối đa có thể chịu được khi mang găng tay. Thử nghiệm cho biết chính xác  nhiệt độ tối đa 1 người có thể giữ vật hơn 4 giây trước khi đau hoặc hơn 15 giây trước khi bỏng. Theo tiêu chuẩn ASTM F1060 khả năng chịu nhiệt của bao tay cách nhiệt đo theo các mức:

- Mức 0: Dưới 80°C hoặc dưới 176°F.

- Mức 1: 80°C hoặc 176°F.

- Mức 2: 140°C hoặc 284°F.

- Mức 3: 200°C hoặc 392°F.

- Mức 4: 260°C hoặc 500°F.

- Mức 5: 320°C hoặc 608°F.

Vì vậy bạn có thể tìm hiểu xem bao tay chịu nhiệt mình lựa chọn đang ở mức nào trong tiêu chuẩn ASTM F1060. Từ đó có thể đưa ra lựa chọn loại găng tay có mức độ chịu nhiệt phù hợp nhu cầu. 

2.3. Kiểm tra nhiệt độ chất liệu bên ngoài găng tay cách nhiệt

Găng tay tráng bạc chịu nhiệt 200°C

Găng tay tráng bạc chịu nhiệt 200°C

Găng tay bảo hộ chịu nhiệt hiện nay được sản xuất từ nhiều chất liệu khác nhau. Mỗi chất liệu lại có khả năng chống nóng riêng đáp ứng nhu cầu của người lao động. Do đó để lựa chọn loại găng tay phù hợp bản thân cần phải cân nhắc đến khả năng chịu nhiệt của chất liệu. 

- Găng tay da chịu nhiệt: Chất liệu chủ yếu thường là da bò, da dê hoặc da nhân tạo. Khả năng chịu được mức nhiệt lên tới 500 độ C tùy vào loại da và cấu trúc găng tay. 

- Găng tay vải chịu nhiệt: Chất liệu đa dạng như Nomex, Kevlar, sợi thủy tinh, sợi aramid…. Mức độ chống chịu nhiệt độ sẽ dao động từ 200 - 500°C tùy sợi. 

- Găng tay silicon chịu nhiệt: Găng tay silicon chịu nhiệt có khả năng chịu được mức nhiệt cao lên tới 500°C. 

- Găng tay cao su chịu nhiệt: Loại này có khả năng chịu nhiệt từ 150°C - 300°C tùy chất liệu và độ dày găng tay. 

- Găng tay tráng bạc chịu nhiệt: Loại găng tay này có thể chịu được mức nhiệt cao đến 1000°C tùy cấu tạo. 

2.4. Chú ý thêm các yếu tố khác ngoài khả năng chịu nhiệt

Bên cạnh khả năng chịu nhiệt là điều kiện hàng đầu thì cũng đừng bỏ qua những yếu tố khác. Nhiều loại găng tay hiện nay tích hợp thêm tính năng chịu dầu, cách nước, chịu hơi nước…. Vì thế hãy tùy vào tình huống trong công việc mà cân nhắc thêm những tính năng khác. 

- Găng tay chịu nhiệt chịu dầu bảo vệ đôi tay khỏi 2 yếu tố: nhiệt độ cao và dầu mỡ. Vì thế loại găng tay này thường được sử dụng trong môi trường công nghiệp, nhà bếp….

- Găng tay chịu nhiệt cách nước bảo vệ đôi tay tránh bị tổn thương do nhiệt độ cao. Đồng thời đảm bảo khả năng chống thấm nước hiệu quả đôi tay luôn khô ráo thoải mái. Loại găng tay bảo hộ này thường được ứng dụng trong ngành thực phẩm, hóa chất, xây dựng, dầu khí, xử lý kim loại…

- Găng tay chịu nhiệt loại dài thiết kế đặc biệt với độ dài linh hoạt có thể lên đến khủy tay hoặc hơn. Thậm chí còn có cả loại găng tay chịu nhiệt dài 50cm để hỗ trợ người lao động bảo đảm an toàn. Ngoài ra găng tay chịu nhiệt máy hàn loại dài cũng được ưa chuộng vì bảo vệ cả cánh tay người lao động.

- Găng tay chịu nhiệt hơi nước có thiết kế bảo vệ người dùng tránh khỏi nhiệt độ cao từ hơi nước. Đặc biệt phải đảm bảo 2 tiêu chí chịu nhiệt tốt, chống thấm nước. Những công việc thường sử dụng loại găng tay này: công nghiệp thực phẩm, ngành sản xuất, môi trường y tế…. 

2.5. Lựa chọn những thương hiệu uy tín

Bao tay chịu nhiệt Ansell (Úc) thương hiệu nổi tiếng

Bao tay chịu nhiệt Ansell (Úc) thương hiệu nổi tiếng  

Khi chọn găng tay chịu nhiệt thì thương hiệu cũng là yếu tố quan trọng cần phải chú ý. Những thương hiệu càng nổi tiếng thì độ uy tín cao, dày dặn kinh nghiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Găng tay đều đã được kiểm tra kỹ lưỡng đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn mới sản xuất ra thị trường. 

- Găng tay cách nhiệt Honeywell của Mỹ chất lượng cao với độ nhận diện toàn cầu. Tất cả sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn an toàn lao động yên tâm lựa chọn.

- Găng tay chịu nhiệt 3M cũng là cái tên nổi bật hiện nay với công nghệ sản xuất hàng đầu. Bất kể là kiểu dáng, độ bền hay giá thành đều rất được lòng người dùng hiện nay. 

- Bao tay cách nhiệt Castong thương hiệu nổi tiếng chuyên sản xuất sản phẩm chịu nhiệt chất lượng cao đến từ Hàn Quốc. Giá thành hợp lý, độ bền cao, chất lượng đạt chuẩn an toàn. 

- Bao tay chịu nhiệt Ansell (Úc) cũng là một cái tên rất nổi tiếng trong lĩnh vực thiết bị bảo hộ lao động. Những sản phẩm của Ansell đều chú trọng an toàn đảm bảo sức khỏe người lao động nhưng với mức giá cạnh tranh. 

Trên đây là những chia sẻ về các mức độ chống chịu của găng tay chịu nhiệt. Ngoài ra còn hướng dẫn cách lựa chọn găng tay phù hợp với nhu cầu và bảo đảm an toàn sử dụng. Nếu có bất cứ vấn đề nào cần hỗ trợ thì liên hệ ngay với công ty TNHH GARAN.

Bài viết liên quan

Thông báo