Nhận Biết Găng Tay Chịu Nhiệt Chất Lượng Cùng Các Tiêu Chuẩn An Toàn

Găng tay chịu nhiệt là thiết bị bảo hộ lao động ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Ví dụ như hàn, sản xuất, luyện kim, xưởng đúc, những công việc tiếp xúc nhiệt độ cao…. Đó là lý do cần phải có tiêu chuẩn an toàn và dấu hiệu nhận biết chất lượng của sản phẩm. Như vậy mới bảo đảm khả năng bảo vệ an toàn cho người lao động.

1. Các Tiêu Chuẩn An Toàn Của Một Găng Tay Chịu Nhiệt Chất Lượng

Găng tay cách nhiệt có chức năng bảo vệ đôi tay người lao động tránh bị tổn thương do tiếp xúc nhiệt độ cao. Ngoài ra còn phải có khả năng chống cháy để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Chính vì vậy khi lựa chọn găng tay chịu nhiệt yếu tố quan trọng hàng đầu cần cân nhắc đó chính là đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn. Sau đây là các tiêu chuẩn an toàn dành cho một găng tay chịu nhiệt chất lượng cao. 

1.1. Tiêu chuẩn EN420 áp dụng cho mọi loại găng tay bảo hộ lao động

Tiêu chuẩn EN420 áp dụng cho tất cả mọi găng tay bảo hộ

Tiêu chuẩn EN420 áp dụng cho tất cả mọi găng tay bảo hộ

EN420 là tiêu chuẩn Quốc tế áp dụng cho tất cả mọi găng tay bảo hộ. Ví dụ như găng tay hàn chịu nhiệt, găng tay chống cắt, găng tay cách điện, găng tay chống cháy, găng tay chống dầu…. Nội dung tiêu chuẩn gồm các yêu cầu về khả năng co giãn, kích thước, độ bền, độ ẩm, khả năng hấp thụ mồ hôi…. Đặc biệt phải đảm bảo găng tay bảo hộ không gây hại cho người dùng (hóa chất độc hại, dị ứng….). 

Một số yêu cầu cơ bản trong tiêu chuẩn EN420 dành cho găng tay bảo hộ lao động:

- Đường chỉ may: Nếu găng tay bảo hộ có đường chỉ may thì cần đảm bảo không ảnh hưởng hiệu suất làm việc hay chức năng bảo vệ. 

- Độ pH: Khi chọn bao tay chống nhiệt phải chú ý cả độ pH. Bởi theo tiêu chuẩn EN420 sản xuất găng tay bảo hộ chất lượng độ pH càng gần mức trung tính càng tốt. Cụ thể, găng tay bảo hộ cần có độ pH nằm trong khoảng 3.5 đến 9.5.

- Hàm lượng chrome VI: Định mức tối đa của lượng Chromium trong găng tay chỉ 3mg/kg (chromium VI). 

Nếu chọn bao tay bảo hộ làm từ cao su tự nhiên cần kiểm tra hàm lượng protein. Mục đích là đảm bảo găng tay này không chứa chất gây dị ứng cho người sử dụng. 

Quy định tiêu chuẩn EN420 nhằm đảm bảo găng tay bảo hộ không có bất cứ yếu tố nào gây hại cho người dùng. Đồng thời phải tạo cảm giác thoải mái, không gây trở ngại trong các thao tác. Do đó, khi chọn bao tay cách nhiệt phải chú ý đến những tiêu chuẩn EN420. 

1.2. Tiêu chuẩn EN407 quy định dành cho găng tay chịu nhiệt

EN407 là tiêu chuẩn Châu Âu áp dụng cho găng tay bảo hộ chống các nguy hiểm từ nhiệt, cụ thể là những quy định và thử nghiệm xác định khả năng chịu nhiệt của bao tay chống nóng. Lưu ý tiêu chuẩn EN407 không đủ hiệu quả đối với găng tay sử dụng cho công việc hàn hoặc chữa cháy. 

Tiêu chuẩn EN407 sẽ đánh giá hiệu suất sử dụng găng tay trong nhiều điều kiện khác nhau. Cụ thể là 6 tiêu chí:

- Khả năng tiếp xúc nhiệt độ cao.

- Khả năng chống cháy (tiếp xúc với lửa ngắn hạn).

- Khả năng chịu nhiệt đối lưu.

- Khả năng chịu nhiệt bức xạ.

- Khả năng chống kim loại văng bắn (nhỏ).

- Khả năng chống kim loại lớn nóng chảy.

Khả năng chống cháy (tiếp xúc với lửa ngắn hạn)

Đây là tiêu chí đầu tiên của bao tay chống cháy theo tiêu chuẩn EN407. Thử nghiệm này sẽ kiểm tra:

- Thời gian đánh lửa.

- Thời gian vật liệu phát sáng hoặc cháy sau khi đánh lửa.

Nội dung thử nghiệm như sau: Từng ngón tay trong găng tay được đặt vào ngọn lửa khí nhỏ trong thời gian 3 hoặc 15 giây. Mục đích để quan sát hoạt động của găng tay trong thời gian kiểm tra. Kết quả sẽ phụ thuộc vào thời gian cháy và thời gian sau phát sáng. Ngoài ra kiểm tra đường nối găng tay có bị mở ra hay không, chất liệu làm găng tay có chảy hoặc giỏ nhọt.

Khả năng tiếp xúc nhiệt độ cao

Khả năng chịu mức nhiệt độ cao để bảo vệ đôi tay trong môi trường khắc nghiệt

Khả năng chịu mức nhiệt độ cao để bảo vệ đôi tay trong môi trường khắc nghiệt 

Tiêu chuẩn EN407 thì găng tay cần có khả năng chịu nhiệt từ 100°C đến 500°C. Sau khi tiếp xúc nhiệt độ này sẽ kiểm tra mặt trong găng tay mất bao lâu để tăng lên 10°C so với nhiệt độ ban đầu (nhiệt độ ban đầu ước tính khoảng 25°C). Ngoài ra găng tay cũng phải chịu được nhiệt độ tăng tối đa 10°C ít nhất là 15 giây. 

Găng tay chịu nhiệt đạt chuẩn an toàn sẽ phải chịu được nhiệt độ tăng tối đa 10°C trong ít nhất 15 giây. Tiêu chuẩn EN407 hiện đang có các mức chịu nhiệt tiếp xúc của găng tay trong 15 giây như sau:

- Mức 1: 100°C (Găng tay chịu nhiệt độ dưới 100 độ).

- Mức 2: 250°C (Găng tay chịu nhiệt độ trung bình 100 - 250 độ).

- Mức 3: 350°C (Găng tay chịu nhiệt từ 250 độ - 350 độ).

- Mức 4: 500°C (Găng tay chịu nhiệt từ 350 độ - 500 độ).

- Mức 5: Lớn hơn 500°C.

Khả năng chịu nhiệt đối lưu và nhiệt bức xạ

- Về khả năng chịu nhiệt đối lưu của găng tay:

- Bài kiểm tra đo thời gian cần thiết để tăng nhiệt độ bên trong găng tay lên đến 24°C. 

Khả năng chịu nhiệt bức xạ găng tay

Kiểm tra đo thời gian trung bình độ thấm nhiệt 2.5kW / m2.

Khả năng chống kim loại văng bắn (nhỏ)

Bài thử nghiệm dựa vào số giọt kim loại nóng chảy tạo ra sự tăng nhiệt độ giữa chất liệu găng tay và da với 40°C. 

Khả năng chống kim loại lớn nóng chảy

Thử nghiệm sẽ có 1 màng PVC gắn vào phía sau vật liệu găng tay. Sau đó thì đổ sắt nóng chảy vào vật liệu găng tay. Giờ thực hiện phép đo để xác định số lượng sắt cần thiết để làm hỏng màng PVC là bao nhiêu. 

1.3. Tiêu chuẩn ASTM F1060 (Mỹ) về khả năng chịu nhiệt của găng tay

Tiêu chuẩn ASTM F1060 khả năng chịu nhiệt theo từng mức độ của găng tay

Tiêu chuẩn ASTM F1060 khả năng chịu nhiệt theo từng mức độ của găng tay 

Găng tay chống cháy chịu nhiệt phải được thử nghiệm tiêu chuẩn ASTM F1060 (Mỹ) hoặc gọi là CHAR. Đây là tiêu chuẩn mang đến một phương pháp thử nghiệm khả năng chịu nhiệt của găng tay hay nói cách khác chính là nhiệt độ tối đa có thể chịu được khi mang găng. Tiêu chuẩn ASTM F1060 cho biết nhiệt độ tối đa mà tay có thể giữ vật hơn 4 giây trước khi cảm thấy đau hoặc hơn 15 giây trước khi cảm giác bỏng.

Tiêu chuẩn ASTM F1060 sẽ đánh giá khả năng bảo vệ của găng tay trước nhiệt độ và nhiệt bức xạ cao. Về khả năng chịu nhiệt của găng tay chống nóng được đo theo các mức sau:

- Mức 0: Dưới 80°C hoặc 176°F.

- Mức 1: 80°C hoặc 176°F.

- Mức 2: 140°C hoặc 284°F.

- Mức 3: 200°C hoặc 392°F.

- Mức 4: 260°C hoặc 500°F.

- Mức 5: 320°C hoặc 608°F.

Bao tay hàn, bao tay chống nhiệt toàn diện là phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn cấp 5 ASTM F1060 hoặc cấp 4 EN407. Vì có như vậy mới đủ điều kiện bảo vệ chống nóng đảm bảo an toàn cho đôi tay người lao động. 

1.4. Tiêu chuẩn an toàn NFPA 2112 (Mỹ) về các tiêu chí chống cháy, chịu nhiệt

Tiêu chuẩn này do Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy Quốc gia Mỹ (NFPA) ban hành. Trong đó có nội dung áp dụng cho việc thiết kế, sản xuất và chứng nhận găng tay chịu nhiệt độ. Nhìn chung găng tay phải đáp ứng những tiêu chí chống cháy, chịu nhiệt bảo vệ người lao động.

2. Cách Nhận Biết Găng Hàn Chịu Nhiệt Chất Lượng

Đây là sản phẩm bảo hộ lao động ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp: hàn xì, thực phẩm, luyện kim, cơ khí…. Do đó việc lựa chọn găng tay chịu nhiệt giá rẻ nhưng chất lượng là rất quan trọng. Nhiều tiêu chí nhận biết như tiêu chuẩn an toàn, chất liệu, thiết kế (găng tay chịu nhiệt dài - ngắn), tính năng, mức chịu nhiệt.

2.1. Cách kiểm tra chứng nhận và tiêu chuẩn

Găng tay chịu nhiệt chất lượng thì phải có đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn như EN 407, ASTM F1060, NFPA 2112… Hãy xem nhãn sản phẩm thường ghi rõ các tiêu chuẩn và chứng nhân đạt được. Ngoài ra kiểm tra tài liệu chi tiết sản phẩm từ nhà sản xuất, tìm thông tin liên quan trên website. Nếu vẫn chưa yên tâm thì liên hệ trực tiếp nhà sản xuất hoặc bên cung cấp yêu cầu xem các chứng nhận.

2.2. Dựa vào thiết kế và tính năng găng tay cách nhiệt nhận biết chất lượng 

Găng tay chịu nhiệt loại dài chất lượng cao bảo vệ đôi tay tối đa

Găng tay chịu nhiệt loại dài chất lượng cao bảo vệ đôi tay tối đa

Găng tay chịu nhiệt chất lượng thì phải đáp ứng các tiêu chí sau:

- Găng tay chịu nhiệt loại dài bảo vệ luôn cả phần cẳng tay. Như vậy dù tiếp xúc nhiệt độ cao trong thời gian dài vẫn không sợ tay bị tổn thương. Đây là lý do găng tay chịu nhiệt máy hàn loại dài rất được ưa chuộng. Thậm chí trong ngành công nghiệp nặng hay môi trường khắc nghiệt còn dùng cả găng tay chịu nhiệt dài 50cm.

- Lớp lót cách nhiệt bên trong găng tay giúp tăng khả năng chịu nhiệt. Đồng thời tạo cảm giác thoải mái dù đeo làm việc thời gian dài. 

- Kiểm tra đường may găng tay đảm bảo không chỉ đẹp mà còn phải chắc chắn. Đặc biệt phải may từ chỉ chịu nhiệt, không dễ cháy dưới nhiệt độ cao. Như vậy cũng sẽ hạn chế khả năng bị rách, bảo đảm an toàn khi dùng và tiết kiệm chi phí. 

Lựa chọn tính năng găng tay cách nhiệt tùy thuộc vào nhu cầu, tính chất công việc. 

- Găng tay chịu nhiệt chịu dầu bảo vệ kép chống lại 2 yếu tố nhiệt độ cao và dầu mỡ. Loại này dùng trong ngành cơ khí, bảo trì, sản xuất…. Do đó chất liệu phải chịu nhiệt tốt, phủ lớp chống dầu, đảm bảo độ bền và tính linh hoạt. 

- Găng tay chịu nhiệt cách nước vừa bảo vệ khỏi nhiệt độ mà còn chống thấm nước. Vì thế loại này hay dùng trong những ngành như thực phẩm, chế biến, hóa chất, xây dựng…. 

- Găng tay chịu nhiệt hơi nước thiết kế đặc biệt bảo vệ khỏi nhiệt độ cao và hơi nước. Các ngành hay dùng như thực phẩm chế biến, dầu khí, xây dựng sửa chữa, hàng hải…. 

2.3. Nhận biết găng tay chịu nhiệt chất lượng dựa vào thương hiệu

Một yếu tố nữa giúp người dùng nhận biết được đó có phải găng tay cách nhiệt chất lượng hay không chính là uy tín thương hiệu. Trên thị trường hiện nay không thiếu các nhà sản xuất, thương hiệu lớn trong lĩnh vực thiết bị bảo hộ lao động. Ưu thế của họ chính là có kinh nghiệm và điều kiện nghiên cứu những công nghệ hiện đại nhất. Vì thế chất lượng sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn an toàn bảo vệ tối đa cho người dùng. 

Hãy ưu tiên chọn những thương hiệu sản xuất đồ bảo hộ lao động uy tín, nhiều kinh nghiệm như: găng tay chịu nhiệt 3M, găng tay chịu nhiệt Castong, găng tay chịu nhiệt Ansell… Ngoài ra hãy đọc các đánh giá từ những người đã sử dụng để hiểu rõ trải nghiệm thực tế. Từ đó sẽ thấy nhiều sản phẩm được đánh giá tích cực như găng tay chịu nhiệt ansell 42 474.

Tóm lại để chọn lựa găng tay chịu nhiệt chất lượng cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn: ASTM F1060, EN407, EN420 và NFPA 2112. Đồng thời cần nhận biết dựa vào các tiêu chí như chứng nhận, thương hiệu, thiết kế và tính năng. Như vậy chắc chắn sẽ chọn mua được sản phẩm bảo đảm an toàn sử dụng, tiết kiệm chi phí tối ưu. 

Bài viết liên quan

Thông báo